Theo sức khỏe phụ nữ, đau lưng khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến ở phụ nữ. Phần lớn các mẹ bầu thường phải phàn nàn rất nhiều về triệu chứng đau lưng khi mang thai, tình trạng này có thể kéo dài ở 3 quý. Cơn đau xuất hiện ở phía dưới ở một hoặc cả hai bên lưng. Vậy điều gì khiến phụ nữ thường đau lưng khi mang thai.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên đau lưng
Thay đổi hormone thai nghén
– Hormone thai nghén Progesterone khiến dây chằng kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới yếu đi, làm cho sức chịu đựng của lưng giảm, thỉnh thoảng xuất hiện một vài cơn nhói vùng lưng.
– Đây chỉ là hiện tượng nhỏ và thường thấy ở thai nghén, hormone này có vai trò khiến khung xương chậu mềm dẻo và linh hoạt hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ thành công.
Các cơ vùng bụng bị yếu đi
– Khi chưa mang thai, các cơ vùng bụng sẽ chịu một vài sức ép từ cơ thể như nằm sấp, gập người, nhặt đồ vật dưới đất, co giãn linh hoạt… Tuy nhiên, khi phụ nữ có thai thì cơ quan này không giữ được nhiệm vụ trên.
– Các cơ vùng bụng trở nên yếu ớt, dễ bị tác động mạnh do sự phát triển thai nhi, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép và gây đau lưng.
– Đối với phụ nữ mang thai lần 2, cảm thấy cơ vùng bụng “nhão”, lỏng lẻo là điều bình thường. Vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.
Xem thêm:
Những điều cần lưu ý cho mẹ bầu sau khi sinh
Phụ nữ bị bệnh phụ khoa mang thai được không
Vị trí của thai nhi
Cơn đau lưng thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ. Trường hợp vị trí của bé nằm ngược lại với lưng của mẹ thì có thể gây sức ép lên vùng lưng của mẹ bầu.
Ngồi sai tư thế
– Một vài thai phụ có thói quen ngồi bệt xuống đất, cố định gót chân trên sàn nhà và chống hai tay đằng sau để cố định trọng lượng cơ thể. Điều này chỉ khiến phần lưng phía dưới bị đặt ở tình trạng căng thẳng và gây đau đớn.
– Duy trì tư thế đứng, mang vác đồ vật không đúng cách cũng làm tổn thương các cơ dây chằng vùng lưng. Đứng hay ngồi sai tư thế chỉ khiến lưng bạn đau hơn.
– Lưu ý rằng, bé của bạn vẫn có thể cảm nhận được sự đau lưng rõ nét khi bạn mang vác đồ vật nặng hoặc thực hiện động tác xoắn lưng…
Mắc phải bệnh lý
Đau lưng thường đi kèm với chứng đau thần kinh tọa, nghĩa là xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông, phía sau một bên chân. Nguyên nhân chính là do các dây chằng ở vùng lưng và xương chậu bị giảm chức năng.
Cách khắc phục đau lưng cho mẹ bầu
– Khi mang thai, mẹ bầu thường có thói quen dồn trọng tâm cơ thể về phía sau để tránh tình trạng bị chồm về phía trước quá nhiều. Điều này khiến phần cơ dưới lưng chịu đựng quá nhiều gây đau nhức.
– Bà bầu cần điều chỉnh tư thế đúng cách bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.
– Mẹ bầu nên massage vùng lưng ở dưới nước, điều này làm giảm cảm giác đau và mỏi cơ. Mẹ bầu cũng có thể ngồi áp lưng vào lưng ghế, nằm nghiêng mà nhờ người thân hoặc chuyên viên massage các cơ chạy dọc cột sống hoặc tập trung vào vùng lưng dưới.
– Sử dụng nước ấm, chườm nóng hay dùng các tia nước ấm của vòi sen xịt vào vùng bị nhức để giảm bớt cơn đau ở lưng.
– Phụ nữ mang thai có thể sử dụng đai đeo bụng chuyên dùng cho mẹ bầu. Nếu bạn phải làm việc với máy tính, thì nên đảm bảo rằng ghế ngồi phải êm, trọng lượng được phân bổ đều khắp mông.
-Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái, không được nằm ngửa khi ngủ. Gác đầu gối lên gối ôm hoặc vùng xung quanh bụng. Biện pháp này làm giảm việc đau lưng khá hiệu quả. Kiểm tra nệm của bạn, trường hợp nệm không làm cho cột sống bạn thẳng thì nên đổi nệm khác.
– Bạn có thể tập thêm các bài tập nhẹ dành cho vùng xương chậu hoặc vùng bụng làm hạn chế các cơn đau khi mang thai. Việc tập luyện nên được sự hỗ trợ và giúp đỡ của tư vấn, nhân viên điều dưỡng hoặc bác sĩ sản khoa.
Nguồn: Khoahoc.tv