Home / Bệnh Phụ Khoa / Các triệu chứng bệnh viêm bàng quang ở nữ giới

Các triệu chứng bệnh viêm bàng quang ở nữ giới

Viêm bàng quang là bệnh lý với biểu hiện chính là vi khuẩn E.coli xâm nhiễm và gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở cả nam và nữ. Biết được những triệu chứng nhận biết về bệnh viêm bàng quang ở nữ giới sẽ giúp mọi người chăm sóc, bảo vệ sức khỏe được tốt hơn. 

– Bệnh lý thuộc về nhiễm trùng đường tiết niệu này chủ yếu do vi khuẩn E.coli đi ngược dòng từ đường tiết niệu đến bàng quang và thận nếu có các hành vi như vệ sinh cá nhân vùng kín không sạch sẽ, sử dụng các hóa chất tẩy rửa kích ứng bàng quang; biến chứng của sỏi bàng quang hoặc sỏi thận,…

– Viêm nhiễm bàng quang cũng có thể là hậu quả của một số bệnh liên quan khác như suy thận, viêm đường tiết niệu, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…

– Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh phụ khoa này thường có những dấu hiệu khá rõ ràng nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo hoặc ung thư tinh hoàn.

– Nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh, với các trường hợp bệnh nặng có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

– Dưới đây là những triệu chứng lâm sàng của bệnh:

Nước tiểu có mùi, có máu hay mủ màu xanh

– Quan sát nước tiểu thấy có nhiều đặc điểm rất khác biệt so với nhóm người không mắc bệnh. Cụ thể như sau: Ban đầu, nước tiểu thoát ra ở dạng đục, sau đó có thể kèm theo máu.

– Khi có máu hoặc kèm theo mủ xanh chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, vi khuẩn xâm nhiễm sâu đến bàng quang và thận.

– Không ít trường hợp máu tồn tại dưới dạng vi thể nên rất khó có thể quan sát và nhận biết được bằng mắt thường. Lúc này, cần xét nghiệm soi kính hiển vi để tìm thấy hồng cầu trong nước tiểu.

Đau nhức xương mu, xương chậu

– Bên cạnh đó, bệnh viêm bàng quang còn khiến chức năng của hệ bài tiết bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến vùng xương mu.

– Người bệnh có cảm giác đau nhức tại xương chậu, xương mu vì tình trạng khó tiểu. Khi bàng quang có chứa đầy nước tiểu, không chỉ đau xương mu mà còn kéo theo đau niệu đạo, âm hộ.

– Trường hợp bệnh nặng, người bệnh dễ bị đau nhức vùng lưng, nhất là thắt lưng, cơ thể bị sốt, nhiễm trùng thận. Nếu để lâu có thể gây tổn hại cho thận.

– Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, dễ bị rùng mình, tim đập nhanh, biếng ăn, tiêu hóa kém, đầy hơi, khó tiêu.

– Nếu viêm bàng quang ở trẻ, có thể kèm theo triệu chứng đái dầm cả ban ngày và ban đêm.

Tiểu buốt và luôn có cảm giác muốn đi tiểu

– Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bàng quang bị vi khuẩn E.coli xâm nhập và gây viêm nhiễm.

– Lý giải điều này, các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh rằng, khi niêm mạc bàng quang bị viêm nên nguy cơ bị kích thích tăng lên kéo theo số lần đi tiểu tăng.

– Người bệnh luôn muốn đi tiểu nhưng lại thấy khó khăn và có cảm giác tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu không thoát ra hết, dòng nước tiểu bị ngắt quãng nên dễ bị són.

– Nước tiểu có thể tự rỉ ra khiến người bệnh tiểu gấp, tiểu buốt.

– Nếu viêm bàng quang ở giai đoạn cấp tính, người bệnh thấy đau tức vùng dưới rốn, gây khó khăn cho sinh hoạt và sức khỏe.

==> Biến chứng viêm bàng quang nguy hiểm thế nào và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả hiện nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!