Bệnh trĩ hỗn hợp có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đội tuổi khác nhau, nhưng tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường có xu hướng cao hơn do đặc thù của cơ quan sinh sản, ảnh hưởng trong giai đoạn thai kỳ, kinh nguyệt, vận động cơ thể hoặc quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
– Trĩ hỗn hợp là dạng bệnh tương đối phổ biến ở hậu môn – trực tràng và là sự kết hợp của các búi trĩ nội, trĩ ngoại. Các búi trĩ này xuất hiện chủ yếu ở trên đường lược, trong hậu môn và phía cuối trực tràng, có khi cả ở rìa bên ngoài của ống hậu môn.
– Khi các búi trĩ phát triển đến giai đoạn cuối, chúng sẽ sa xuống và lòi ra bên ngoài hậu môn khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu mỗi khi sinh hoạt hoặc đi lại.
– Bên cạnh đó, mỗi khi đi đại tiện máu sẽ ra nhiều hơn, máu có thể kèm theo phân hoặc dính theo giấy vệ sinh. Hậu môn tiết ra dịch nhầy nhiều hơn khiến nguồi bệnh luôn trong tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt.
– Trên thực tế, các búi trĩ sẽ xuất hiện tỷ lệ thuận với thời gian mắc bệnh và không có sự can thiệp ngoại khoa sớm.
– Thống kê lâm sàng cho thấy, bệnh trĩ có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau nhưng nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cụ thể như sau:
Nữ giới dễ mắc trĩ hỗn hợp hơn nam giới do chu kỳ kinh nguyệt
– Với các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, một lượng máu mất đi khá nhiều kèm theo tình trạng cơ thể bị mất nước, phân theo đó cũng dễ bị cứng hơn kèm theo hiện tượng nứt kẽ hậu môn.
– Trường hợp phụ nữ bị mãn kinh, nội tiết tố bị rối loạn, các bộ phận trên cơ thể có sự thay đổi rõ rệt hơn, cơ thành hậu môn nhão hơn, mất đi độ co giãn, dịch tiết ra không ổn định nên việc đi đại tiện mỗi ngày gặp khó khăn.
– Hơn nữa, trọng lượng cơ thể đè nén sự đàn hồi tại thành hậu môn lúc này không đủ lực nên quá khiến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn, nguy cơ hình thành búi trĩ hỗn hợp lúc này rất cao.
==> Tổng quan bệnh trĩ và các kiến thức cần biết, ai dễ bị bệnh trĩ trong thời buổi công nghiệp hiện nay
Nữ giới dễ mắc trĩ hỗn hợp hơn nam giới do cấu tạo vùng chậu
Sự khác biệt về cấu tạo vùng chậu khiến nữ giới dễ mắc trĩ hỗn hợp hơn nam giới
==> Các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay, chi phí điều trị bệnh trĩ tốn bao nhiêu tiền và có mắc không ?
– Cấu tạo vùng chậu của nữ giới có sự khác biệt rất lớn, vùng chậu luôn bao trọn cả tử cung, cơ quan sinh dục chứ không nằm ở phía ngoài như cơ quan sinh dục của nam giới.
– Lúc này, vùng chậu luôn phải chịu một áp lực lớn nên lượng máu bị trở ngại, khó lưu thông là khá nhiều. Nếu cấu tạo vùng chậu nhỏ lại kèm theo các đặc điểm như phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, lười vận động, chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo,… sẽ gây ra hiện tượng sung huyết, tụ huyết tại vùng chậu.
– Điều này sẽ gây áp lực lớn đến trực tràng, khiến cơ quan này bị ngả về phía sau, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu tại tĩnh mạch.
– Đây chính là một trong những nguyên nhân chính hình thành nên các búi trĩ hỗn hợp.
Nữ giới dễ mắc trĩ hỗn hợp hơn nam giới do áp lực thai kỳ
– Bệnh trĩ hỗn hợp cũng thường gặp ở nhóm phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, vì vậy đây cũng là một yếu tố khiến tỷ lệ mắc trĩ ở nữ giới nhiều hơn so với nam.
– Lý giải điều này, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, trong giai đoạn mang thai, các áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng tăng nhanh theo sự phát triển của thai nhi.
– Nếu chế độ dinh dưỡng được bổ sung quá nhiều cũng gây ảnh hưởng một phần đến hệ tiêu hóa và dễ bị táo bón hơn.
– Đặc biệt, ở cuối giai đoạn thai kỳ, áp lực lên trực tràng tăng cao hơn rất nhiều, máu tại tĩnh mạch hậu môn không được lưu thông tốt và tăng nguy cơ hình thành nên các búi trĩ.
– Sau khi sinh nở, phụ nữ cũng ít muốn đi đại tiện hơn vì sự trống rỗng của khoang bụng. Khi phân lưu lại trong khoang ruột quá lâu sẽ dễ bị cứng, mỗi lần đại tiện cần dùng nhiều sức để rặn hơn nên dễ gây tổn thương đến hậu môn.
Do quan hệ tình dục bằng đường hậu môn
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, âm đạo và hậu môn có chức năng và cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Chức năng chính của âm đạo là sinh dục, sinh sản nên phù hợp với hoạt động quan hệ tình dục.
– Ngược lại, hậu môn có chức năng chính là đào thải phân và chúng có chiều dài tương đối ngắn, liên kết với phần cuối trực tràng. Tuy ống này có cấu tạo bằng hai ống cơ vòng nhưng lại không có khả năng giãn nở rộng như lớp bên trong của âm đạo.
– Do đó, nếu quan hệ tình dục bằng ống hậu môn có thể dẫn đến tình trạng rách, dễ bị căng giãn, đứt các dây thần kinh và mạch máu. Vì ống hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng nên dễ bị xuất hiện các búi trĩ.
==> Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa bệnh trĩ cấp độ 1
==> Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa bệnh trĩ nội cấp độ 2
==> Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa bệnh trĩ nội cấp độ 3