Bệnh trĩ là gì?
– Trong hệ bài tiết của con người, các mô xung quanh hậu môn làm chức năng giúp kiểm soát chất thải từ lỗ hậu môn ra ngoài. Vai trò điều tiết này sẽ bị ảnh hưởng nếu các mô bị phồng rộp do sưng, viêm dẫn đến bệnh trĩ.
– Như vậy, bệnh trĩ là bệnh lý hình thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch tại mô xung quanh hậu môn.
– Bệnh trĩ có xu hướng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Người bệnh thường lo lắng khi phát hiện bệnh nhưng lại chậm trễ trong việc quyết định điều trị.
– Đa số bệnh nhân cho biết, họ e thẹn vì bị bệnh ở bộ phận kín đáo, sợ các biện pháp can thiệp vào ống dẫn hậu môn, lại thực sự không hoàn toàn hiểu hết về những tác hại mà bệnh gây ra.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ nhiều nhất là ở những người bị táo bón kinh niên, người làm việc văn phòng, lười vận động, phụ nữ có thai.
Bệnh nhân có thể mắc trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp có thể nhận biết qua những biểu hiện sau:
Dấu hiệu của bệnh trĩ nội
Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy kèm đau rát hậu môn, khó đi đại tiện, đại tiện ra máu, sa các búi trĩ.
Dấu hiệu của trĩ ngoại
– Mẫn ngứa gây khó chịu ở hậu môn, một thời gian sau sẽ thấy đau rát, hậu môn sưng tấy khiến đi lại khó khăn.
– Nặng hơn có thể hình thành búi trĩ như dị vật ngoài ống dẫn hậu môn, đại tiện kèm máu.
Dấu hiệu của trĩ hỗn hợp
Đại tiện ra máu, hậu môn tiết ra rất nhiều dịch nhầy, sa búi trĩ ngoài ống dẫn hậu môn.
Các cấp độ của bệnh trĩ
– Bệnh trĩ được phân làm ba loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
+ Trĩ nội có chân nằm ở trên đường lược hậu môn, niêm mạc tuyến của trực tràng phủ búi trĩ.
+ Trĩ ngoại có chân nằm ở dưới đường lược hậu môn, da ống hậu môn (niêm mạc Hermann) phủ búi trĩ.
+Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp cả hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại.
– Có 4 cấp độ trong quá trình phát triển của bệnh.
+ Ở cấp độ 1 và 2, bệnh lý chủ yếu là sưng, giãn, vỡ các tĩnh mạch, vùng viêm nhiễm gây ra các tổn thương như đau rát, xuất huyết.
+ Ở cấp độ 3 và 4 sẽ xuất hiện thêm bệnh lý giãn, sa các búi trĩ tạo di chứng như dị vật lòi ra ngoài hậu môn.
==> Các phương pháp hay chữa trĩ hỗn hợp hiệu quả nhanh khỏi.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Dù với khoa học tiên tiến ngày nay nhưng giới y khoa toàn cầu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Tuy nhiên, có những yếu tố được coi như là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh như:
– Di chứng từ viêm nhiễm, ung bứu vùng chậu và hậu môn trực tràng.
– Áp lực ổ bụng bị tăng hơn mức cân bằng cơ thể.
– Hội chứng lị.
– Táo bón kinh niên.
– Tư thế đứng, ngồi quá lâu làm tăng áp lực chịu đựng dẫn đến tổn thương tĩnh mạch.
Người bị táo bón kinh niên có nhiều nguy cơ mắc trĩ
Các tác hại của bệnh trĩ
Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu không gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống của bệnh nhân, nhưng nếu để kéo dài mãn tính, biến chứng sẽ gây ra rất nhiều tác hại.
– Viêm nhiễm hậu môn.
– Nhu cầu tình dục giảm.
– Biến chứng gây viêm nhiễm trực tràng, âm đạo, niệu đạo.
– Gây tắc mạch, nghẹt búi trĩ.
– Suy nhược cơ thể.
– Tác động gây thiếu máu, giảm trí nhớ.
– Mãn tính có nguy cơ biến chứng gây ung thư trực tràng, ung thư hậu môn.
Điều trị bệnh trĩ như thế nào ?
Dựa vào thăm khám lâm sàng, phân loại trĩ và cấp độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp thông qua ba liệu pháp cơ bản.
– Dùng thuốc (thuốc uống, thuốc mỡ bôi hậu môn, dung dịch thụt, rửa).
– Can thiệp ngoại khoa (tiểu phẫu, phẫu thuật nhằm nâng búi trĩ về vị trí ban đầu hoặc cắt búi trĩ).
– Kết hợp áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều chất sơ, chất lợi tiêu hóa.
Bệnh trĩ là căn bệnh mà dân gian có câu “Thập nhân cửu trĩ” (10 người thì đến 9 người mắc bệnh trĩ). Việc tìm hiểu tổng quan về bệnh trĩ là điều rất cần thiết, giúp người bệnh có suy nghĩ đúng đắn, thăm khám kịp thời, sớm phối hợp với bác sĩ nhằm chữa trị hiệu quả.
Xem thêm nhiều tin tức sức khỏe mới để giúp chăm sóc sức khỏe đời sống cũng như bản thân và gia đình mình để phòng tránh bệnh trĩ tốt nhất.