Nắm chắc cách cầm vợt
Mỗi người chơi cầu lông lại có cách cầm vợt khác nhau, người cầm vợt cao, người cầm vợt thấp, người thuận tay trái, người thuận tay phải… Bài tập cầm vợt bao giờ cũng là bài học vỡ lòng cho bất cứ ai muốn tham gia môn thể thao này. Cách cầm vợt có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các kỹ thuật nâng cao và khi đã hình thành thói quen cầm vợt thì rất khó sửa đổi.
Dành thời gian tập luyện nhiều hơn
Môn thể thao nào cũng cần bạn tập luyện thường xuyên để trở nên thành thục và rèn luyện vóc dáng, khả năng di chuyển nhanh nhạy. Cầu lông bao gồm sự phối hợp ăn ý giữa sự di chuyển các bước chân, lực sử dụng từ cổ tay, ngón tay và sự phán đoán điểm rơi của cầu.
Đây cũng là môn thể thao đồng đội với số lượng người chơi chẵn từ 2 người trở lên. Bởi vậy, tập luyện cầu lông thường xuyên không chỉ phát triển sự nhanh nhạy mà còn có thể là cơ hội giao lưu, làm quen những người có chung sở thích.
Chơi cầu lông đều đặn giúp bạn có thể lực dẻo dai, bền bỉ. Đây là cách nhanh nhất để bạn nắm rõ các cách cầm vợt, luật chơi để tạo bước đệm cho các kỹ thuật cao hơn và đối thủ nặng ký hơn.
Hiểu rõ luật chơi
Luật chơi cầu lông không quá phức tạp và bạn sẽ nắm bắt được nó rất dễ dàng chỉ sau một vài lượt chơi. Người chơi cầu lông thường không tốn thời gian để học luật và các lỗi vi phạm luật cũng không dễ gây tranh cãi.
Luật chơi cầu lông cơ bản có thể tóm tắt như sau: Điểm số được tính bằng số quả cầu qua lưới và chạm đất ở phần sân bên kia thuộc đối thủ. Mỗi bên chỉ có một lần chạm cầu để cầu sang sân đối phương. Lượt cầu sẽ kết thúc tại thời điểm quả cầu chạm đất hoặc trọng tài tuyên bố phạm lỗi, trường hợp không có trọng tài thì hai bên tự thương lượng và quan sát lẫn nhau.
Thử sức với các kỹ thuật khó
Đối với các bạn chơi cầu lông, tập các kỹ thuật nâng cao đem lại rất nhiều hứng thú và duy trì niềm đam mê với môn thể thao này. Khi bạn đã thành thục các kỹ năng giao cầu, đỡ cầu, đập cầu từ bài học cơ bản, bạn có thể áp dụng các biến thể của chúng vào cách chơi của mình.