Biết được những thông tin y khoa về ung thư dạ dày sẽ giúp mọi người có thể tự chăm sóc, phòng tránh bệnh được tốt nhất, kéo dài thời gian sống hơn.
Ung thư dạ dày là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, gồm 4 giai đoạn phát triển. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối nguy cơ lây lan qua tụy, hạch bạch huyết, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mắc là rất cao.
Biểu hiện lâm sàng bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày thường có những dấu hiệu giống với các bệnh đường tiêu hóa khác, vì vậy cần được đặc biệt chú ý để nhận biết được ở giai đoạn đầu.
– Dù ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu hoặc cuối, người bệnh cũng thường có cảm giác đau vùng thượng bị, cơn đau có thể ở dạng âm ỉ hoặc đau tức kèm theo nóng rát, trào ngược dịch vị, ợ hơi, chướng bụng, nhất là khi ăn no hoặc quá đói.
– Ở giai đoạn đầu của bệnh, cơn đau nhâm nhẩm tại dạ dày xuất hiện nhiều hơn, có thể kèm theo hiện tượng nóng ruột, ợ chua, ăn uống không ngon miệng, chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh rất dễ bị sút cân, mệt mỏi.
– Mỗi khi ăn, người bệnh có thể bị nôn, đại tiện ra máu, phân có màu đen giống như bã cafe, từ đó dẫn đến tình trạng chảy máu ở đoạn trên của ống tiêu hóa.
– Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, cơn đau dữ dội hơn, kéo dài, thậm chí uống thuốc cũng không đỡ. Vì dạ dày bị chảy máu nên có thể dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, nuốt thức ăn bị nghẹn, táo bón, tiêu chảy, đau dữ dội vùng bụng dưới.
– Bệnh nhân có thể sờ thấy khối u, bề mặt cứng, không trơn nhẵn ở trước bụng. Khối u to lên rất nhanh, khi ấn vào có cảm giác đau đớn, khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP – nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày chủ yếu do nhiễm vi khuẩn HP, viêm dạ dày mãn tính, di truyền hoặc vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không hợp lý.
– Nhiễm vi khuẩn HP thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao nhất. Lúc này vi khuẩn sẽ phát triển và có thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, tạo nên các vết loét, phá hủy niêm mạc biểu mô ruột, tế bào tuyến không đảm bảo được chức năng tiết acid và dịch vị dạ dày.
– Viêm dạ dày trong giai đoạn mãn tính nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời có thể khiến tế bào niêm mạc bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập trực tiếp đến lớp màng nhầy của dạ dày và sản xuất ra các chất gây viêm nhiễm, từ đó tăng nguy cơ hình thành nên tế bào ung thư.
– Các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, teo niêm mạc dạ dày hoặc các trường hợp bị viêm gan mãn tính cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có ung thư dạ dày.
– Ngoài ra, bệnh ung thư dạ dày còn có thể xảy ra với các trường hợp thường xuyên ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, chất kích thích có hại cho niêm mạc dạ dày; cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi,… cũng có thể là những nguyên nhân gián tiếp gây bệnh.
Biến chứng nguy hiểm bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có thể gây đau bụng, đau vùng thượng vị, buồn nôn
– Ung thư dạ dày có thể hỗ trợ điều trị khỏi và kéo dài thời gian sống của người bệnh lên đến 5 năm nếu phát hiện sớm và thực hiện tiểu phẫu kịp thời. Ngược lại, nếu không đảm bảo được các yếu tố này thì nguy cơ gây biến chứng, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mắc sẽ cao hơn.
– Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, bệnh ung thư dạ dày tương đối khó phát hiện và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Có đến 80% bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu không có nhiều triệu chứng nổi bật, khoảng 20% có dấu hiệu loét dạ dày, đau thượng vị, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, sút cân,…
– Với các trường hợp bệnh nặng, khả năng di căn đến gan, thực quản, hạch bạch huyết, xương, phổi sẽ cao hơn. Nếu khoang bụng bị chèn ép túi mật sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da, tắc môn vị, tắc thực quản.
– Đa phần khối u ở dạ dày ở dạng ác tính, nếu hỗ trợ điều trị bệnh muộn thì tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 5 – 10%.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày
Hiện nay, trị ung thư dạ dày thường được áp dụng bằng các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị.
– Phẫu thuật hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày gồm phẫu thuật nội soi, cắt bỏ một phần dạ dày hoặc toàn bộ dạ dày. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ biểu hiện của bệnh và thể trạng sức khỏe mỗi người, các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các phác đồ tương ứng.
– Nếu thực hiện phẫu thuật thành công và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, khoảng 90% bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống lên đến 5 năm.
– Phương pháp hóa trị liệu chủ yếu nhằm loại bỏ các tế bào ung thư, thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật để kích thước khối u nhỏ lại, ngăn ngừa tế bào ung thư lan đến các tổ chức khác, phòng chống nguy cơ bệnh tái lại về sau.
– Bên cạnh đó, xạ trị cũng mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh cao, góp phần làm chậm quá tình phát triển của bệnh, giảm nhẹ triệu chứng mà không gây cảm giác đau đớn, khó chịu quá mức.