Home / Bệnh Nguy Hiểm / Bệnh Da Liễu / Tìm hiểu tổng quan về bệnh tổ đỉa

Tìm hiểu tổng quan về bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một trong bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý, thẩm mỹ mà còn suy giảm chất lượng đời sống của bạn.

Bệnh tổ đỉa là gi?

– Tổ đỉa hay còn gọi là chàm tổ đỉa, là một thể của bệnh Eczema (chàm) gây ra những tổn thương trên da, đặc trưng là các mụn nước và nốt phồng rộp.

– Bệnh chủ yếu xảy ra ở 2 bên ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

– Tổ đỉa hay gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Trong đó, khoảng một nửa số người bị tổ đỉa sẽ kèm theo bệnh của viêm da dị ứng.

Những biểu hiện của bệnh tổ đỉa

– Xuất hiện các vết mụn nước rất nhỏ, li ti, thường là ở đầu, 2 bên ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân,… Đây là những triệu chứng sớm nhất và dễ phát hiện của bệnh.

– Các mụn nước của người bị tổ đỉa thường mờ đục, nằm dưới da, không bị vỡ. Nếu để lâu ngày sẽ nhỏ dần và hợp thành 1 để hình thành mụn nước lớn hơn.

– Tại những vị trí mọc mụn nước, người bệnh sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy, khó chịu, đau đớn nhưng đôi khi không có triệu chứng gì.

– Nếu gãi mạnh, các mụn nước có thể vỡ ra làm chất lỏng bên trong thoát ra, tạo vảy và các lỗ nhỏ rất đau đớn và khó lành. Chất lỏng này chính là huyết thanh tích tụ.

– Trên các ngón tay, ngón chân bị bệnh cũng có hiện tượng rỗ.

Những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa

benh-to-dia

Môi trường ô nhiễm – tác nhân gây tổ đỉa

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn còn là ẩn số. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh tổ đỉa sẽ phát triển mạnh mẽ hơn ở những người sống trong môi trường có nhiều bụi bẩn. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ dưới đây cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh:

– Dị ứng: Những người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như nước tẩy rửa, xà phòng, xăng, dầu,…

– Bị nhiễm khuẩn, vi trùng từ môi trường sống ô nhiễm, đặc biệt là tụ cầu vàng.

– Thức ăn cũng là một khởi nguồn của bệnh, đặc biệt là hải sản, thực phẩm lên men,…

Tác hại của bệnh tổ đỉa

– Khi bị tổ địa, vùng da của người bệnh bị xấu đi, trông mất thẩm mỹ, khiến họ trở nên tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp với người khác.

– Các triệu chứng ngứa, đau đớn do tổ đỉa gây ra khiến chất lượng đời sống của người bệnh suy giảm.

– Nếu gãi quá nhiều, các mụn nước có thể vỡ ra và gây viêm da.

benh-to-dia-1

Khi bị tổ địa, người bệnh thường bị ngứa và gãi nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa

Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa tổ đỉa khác nhau, bằng thuốc Tây y hoặc Đông y đã được kiểm nghiệm mang lại kết quả cao.

Hỗ trợ điều trị tổ đỉa bằng Đông y

Bên cạnh những cách chữa tổ đỉa bằng Tây y kể trên, bạn cũng có thể sử dụng những bài thuốc Đông y được đúc kết từ nhiều kinh nghiệm lâu đời của ông cha ta và hoàn toàn phù hợp với cơ địa người Việt.

– Điểm mạnh của những bài thuốc Đông y chính là lành tính, hiệu quả lâu dài và khắc phục được các tác dụng của của Tây y bằng cách ngâm – tắm – uống -bôi.

– Tuy nhiên, chữa bằng Đông y cần sự kiên trì trong một thời gian.

Hỗ trợ điều trị tổ đỉa bằng Tây y

– Hỗ trợ điều trị bằng kháng viêm: Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến và hữu ích. Tuy nhiên, cách này có thể khiến làn da của bạn bị mỏng đi, tăng nguy cơ vỡ mụn nước và nhiễm trùng nếu không thận trọng.

– Sử dụng thuốc có thành phần Kali cho những trường hợp cần làm mụn nước khô và tiêu diệt tụ cầu khuẩn ở bề mặt. Chú ý, cách này có thể gây đau đớn nếu pha không đúng nồng độ, do đó bạn cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Thuốc kháng Histamine.

Vì vậy nhằm loại bỏ nhược điểm của 2 phương pháp, tăng cường hiệu quả chữa tổ đỉa, khuyên người bệnh nên có sự kết hợp của cả 2 phương pháp trên.

Nhờ đó, người bệnh sẽ không còn cảm giác tự ti, thay vào đó những tổn thương trên da sẽ lành lại, khỏe đẹp như xưa.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về bệnh tổ đỉa sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn, từ đó có cách phòng tránh bệnh hiệu quả cũng như hỗ trợ chữa trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!