Home / Bệnh Nguy Hiểm / Bệnh Dạ Dày Bao Tử / Tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến

Tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến

Biết được những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày sẽ giúp mọi người chăm sóc, bảo vệ sức khỏe được tốt nhất, phòng tránh nguy cơ chảy máu dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày. 

– Viêm loét dạ dày – bệnh lý mãn tính liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó khoảng 30% dân số hiện nay có nguy cơ mắc bệnh và ngày càng có chiều hướng gia tăng.

– Bệnh viem da day có thể xảy ra ở cả nam và nữ với mọi lứa tuổi khác nhau, nhất là những người thường xuyên có thói quen sinh hoạt không khoa học, lạm dụng quá nhiều nhóm chất kích thích, thuốc Tây có hại cho niêm mạc dạ dày, thói quen ăn uống thất thường,…

Mắc viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori

mac-viem-loet-da-day1

Vi khuẩn HP – nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

– Theo các bác sĩ chuyên khoa, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh dạ dày hiện nay, trong đó có viêm loét dạ dày. Đây là một dạng xoắn khuẩn gram âm – vi khuẩn duy nhất có thể sống và phát triển tốt trong môi trường dạ dày, ngay cả khi nồng độ axit quá cao.

– Thống kê lâm sàng cho thấy, có đến 80% bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày do loại vi khuẩn này gây nên. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ tiết ra chất độc khiến dịch vị dạ dày tăng tiết và giảm đi lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tổn thương hệ thống niêm mạc, từ đó dẫn đến hiện tượng viêm loét.

Do căng thẳng quá độ

– Hiện tượng cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng quá độ do áp lực công việc, sinh hoạt hàng ngày cũng được chứng minh có mối liên hệ mật thiết với các bệnh lý dạ dày mãn tính.

– Theo đó, khi tâm lý bị căng thẳng vượt quá mức chịu đựng, cơ thể sẽ giải phóng ra một loại chất có tên là Cortisol để điều hòa quá trình trao đổi chất. Nhưng đây cũng chính là “thủ phạm” dẫn đến hiện tượng bài tiết acid trong dịch vị dạ dày nhiều hơn, ngăn cản quá trình tự làm lành vết thương.

– Ngoài ra, Cortisol còn được chứng minh là ngăn cản một phần không nhỏ chất bảo vệ niêm mạc dạ dày nên nguy cơ viêm nhiễm về sau sẽ cao hơn.

Mắc viêm loét dạ dày do trào ngược dịch mật

– Gan là cơ quan chính sản xuất ra dịch mật ở dạng lỏng, màu vàng hoặc xanh để tiêu hóa nhóm chất béo, loại bỏ các tế bào hồng cầu đã chết, thải độc tố ra khỏi cơ thể.

– Nếu van môn vị đóng không kín sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược lên dạ dày. Khi mật vào trong dạ dày kết hợp với dịch acid dạ dày sẽ ăn mòn dần lớp niêm mạc, dần dần tạo thành các ổ viêm loét.

– Trong trường hợp niêm mạc dạ dày bị phá hủy quá nhanh kèm theo yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày bị giảm đi sẽ dẫn đến nguy cơ viêm loét nhanh hơn.

Mắc viêm loét dạ dày do thói quen ăn uống không khoa học

– Với các trường hợp có thói quen ăn uống thất thường, ăn quá no, quá đói, ăn xong vận động cơ thể ngay, thói quen bỏ bữa, vừa ăn vừa làm việc,… cũng là một trong những tác nhân chính khiến bệnh viêm loét dạ dày có nguy cơ trầm trọng hơn.

mac-viem-loet-da-day2

Ăn uống quá no cũng có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và gây ra hiện tượng viêm loét

– Điều này được lý giải do quá trình bài tiết dịch vị dạ dày bị rối loạn khiến hệ thống lớp niêm mạc trong dạ dày bị bào mòn nhanh chóng hơn và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Do lạm dụng chất kích thích

– Thuốc lá, bia, rượu,… có chứa rất nhiều chất độc hại, nếu lạm dụng quá nhiều và trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể kích thích mạnh và tiết ra nhiều hàm lượng Cortisol – tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

– Không chỉ vậy, nhóm chất kích thích là cũng có thể gây ra hiện tượng bào mòn lớp niêm mạc dạ dày và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác ở gan, thận.

Mắc viêm loét dạ dày do sử dụng nhiều thuốc kháng viêm và giảm đau

– Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau, chống trầm cảm nếu sử dụng trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến viêm loét dạ dày cấp hoặc mãn tính.

– Lúc này, dịch nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy, chức năng của dạ dày, gan, thận, tim mạch hoạt động quá tải làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.

Trước những biến chứng khôn lường của bệnh viê m loét dạ dày đến tâm lý, sức khỏe người mắc, việc nhận biết được nguyên nhân, phát hiện sớm triệu chứng lâm sàng để can thiệp ngoại khoa kịp thời là điều cần thiết nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!