Ngứa hậu môn là một triệu chứng lâm sàng có thể do đặc điểm vùng da quanh hậu môn, vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ hoặc do mắc các bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn, rò hậu môn.
– Hậu môn bị ngứa ngáy thường có biểu hiện ngứa rát cục bộ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng công việc.
– Bệnh lý ngoài da này thường liên quan đến các rối loạn chức năng của dây thần kinh ở khu vực hậu môn, đôi khi có thể lan sang các vùng cơ quan lân cận khác nhau âm hộ, da bìu,…
Ngứa hậu môn là do thói quen sinh hoạt kém khoa học
– Hiện tượng ngứa hậu môn còn có thể là hậu quả của việc vệ sinh cá nhân vùng kín không sạch sẽ, nhất là sau khi đi đại tiện, sau giao hợp hoặc thường xuyên sử dụng giấy vệ sinh để lau khô,… vì vùng da tại vị trí này rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, trầy xước và viêm nhiễm.
– Các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh, vì độ ẩm xung quanh hậu môn rất cao kèm theo mồ hơi dư thừa nhiều hoặc làm sạch cơ quan sinh dục này quá mức cũng có thể là những yếu tố nguy cơ tổn thương, viêm nhiễm đến hậu môn.
– Thói quen sử dụng giấy vệ sinh có chất tạo mùi, xà phòng, dung dịch vệ sinh có chứa nhiều hóa chất, nồng độ PH quá cao cũng khiến kích ứng da và là nguyên nhân chủ quan gây ngứa hậu môn.
– Một số trường hợp còn bị ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn do việc sử dụng thuốc không đúng cách, nhất là các loại thuốc nhuận tràng, đường ruột,… hoặc sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích ngứa như gia vị, nước sốt, cafe,…
==> Ngứa hậu môn là biểu hiện của bệnh gì ? Triệu chứng nứt kẻ hậu môn là gì ?
Do đặc điểm vùng da quanh hậu môn
Da ở hậu môn thường khô rát nên dễ bị ngứa ngáy, khó chịu
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng da, đặc điểm vùng da có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa hậu môn, nhất là các bệnh vẩy nến, eczema, viêm da,…
– Do đặc điểm vùng da quanh hậu môn thường khô rát, dễ bị ngứa ngáy nên nếu mắc kèm theo các bệnh lý này sẽ khiến vùng da tạo đây dày lên, dễ bị phù nề, mất đi sự đàn hồi và dễ bị tổn thương hơn.
– Vùng da có hiện tượng nứt nẻ, nổi nhiều ban đỏ, sưng tấy hoặc xuất hiện các mụn nước, túi mủ nên rất dễ bị nhiễm trùng, sưng, ngứa ngáy và đau khi mụn mủ vỡ ra.
Ngứa hậu môn là do bệnh lý
Bên cạnh đó, ngứa hậu môn cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý về hậu môn – trực tràng như sau:
Apxe hậu môn
– Cũng giống như trĩ, apxe hậu môn cũng là một trong những bệnh lý về hậu môn – trực tràng làm xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại các ổ apxe.
– Ở giai đoạn đầu, khối u sưng tấy xuất hiện quanh hậu môn nên dễ bị căng tức, khó chịu. Mỗi khi ngồi hoặc đi lại, hậu môn bị đau rát do tác động của các túi mủ gây ra, dần dần tổn thương ngày càng trầm trọng hơn.
– Ở các giai đoạn bệnh cuối, dịch mủ chảy ra nhiều hơn, màu vàng, mùi hôi rất khó chịu. Khi vết thương bị chảy mủ sẽ rất khó liền, dễ bị viêm nhiễm và tái phát.
– Các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh, vì dịch mủ ra nhiều nên hậu môn luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, nhất là không đảm bảo được khâu vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Điều này vô tình làm cho vùng da ở hậu môn bị tấn công, dễ bị tổn thương, viêm loét, ngứa ngáy, rò hậu môn, viêm nang lông,…
Bệnh trĩ
– Khi các búi trĩ xuất hiện, người bệnh dễ bị chảy máu hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện, máu có thể dính trong phân hoặc giấy vệ sinh. Người bị trĩ thường rất khó khăn mỗi khi đi đại tiện, luôn phải dùng sức để rặn nên có cảm giác đau nhức hậu môn.
– Vì dịch nhầy lúc này tiết ra nhiều hơn nên hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu.
– Nếu không được phát hiện và có sự can thiệp ngoại khoa kịp thời, các búi trĩ sẽ sa ra ngoài làm tăng cảm giác vướng víu, cộm và không tự co lại được làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt người bệnh.
Với các trường hợp bệnh trĩ nặng có thể gây thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, ung thư hậu môn.
==> Tìm hiểu các tác hại của bệnh trĩ nội, tìm hiểu các phương pháp chữa bệnh trĩ nội hiệu quả hiện nay.
Nứt kẽ hậu môn
– Tất cả các bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng đều có thể gây ra hiện tượng ngứa hậu môn, do đó nứt kẽ hậu môn cũng không là điều ngoại lệ.
– Tại những vị trí nứt, vùng da dễ bị lở loét hơn do dịch nhầy tiết ra nhiều. Hơn nữa, vì vùng da này dễ nhạy cảm và là môi trường lý tưởng của nhiều vi khuẩn có hại nên người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
– Khi cơ quan này bị nứt, vùng hậu môn luôn có cảm giác đau đớn, cơn đau kéo dài liên tục, nhất là mỗi khi đi đại tiện, quỳ gối hoặc ngồi xổm vì vùng bụng phải chịu một áp lực rất nặng. Đại tiện có kèm theo máu nhưng lượng máu chảy ra không nhiều, nếu cố rặn sẽ khiến hậu môn bị tổn thương.
Rò hậu môn
– Hậu môn xuất hiện các đường rò là nguyên nhân chính khiến vùng da tại đau bị đau rát, nhiễm trùng, kèm theo các cơn đau.
– Khi các đường rò lớn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, chảy mủ, căng tức ở hậu môn, giống như một khối căng phồng lên, vùng da bị đổi màu.
– Đặc biệt, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ kèm theo các triệu chứng apxe khiến viêm nhiễm nặng hơn, gây kích ứng đến da và ngứa hậu môn.
– Nếu không có sự can thiệp ngoại khoa kịp thời, nguy cơ tắc nghẽn, apxe, ung thư hậu môn là rất cao.
==> Nguyên nhân triệu chứng và các cách chữa bệnh rò hậu môn
Trên đây là những nguyên nhân liên quan đến ngứa hậu môn. Vì những bệnh lý hậu môn này thường gây ra những biến chứng nặng nề, vì vậy, khi thấy các dấu hiệu lâm sàng, bạn nên đi thăm khám ngay để có phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh hợp lý nhất, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe được tốt hơn.