Nằm trong nhóm bệnh thuộc hệ tiêu hóa, chịu ảnh hưởng từ việc hấp thụ dinh dưỡng, bài tiết chất thải, trĩ đang trở thành nỗi lo của con người hiện đại với cuộc sống ăn nhanh, làm vội, lười hoặc không có cơ hội vận động.
Bệnh trĩ hiện nay đang là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về hậu môn – trực tràng.
– Bệnh hình thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch tại mô xung quanh hậu môn (trong lớp đệm hậu môn).
– Được phân làm ba loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
– Bệnh trĩ thường phát tác lâu dài, gây hại tới đời sống sinh họat của người bệnh như: khó chịu, giảm sức khỏe, lây lan viêm nhiễm toàn hậu môn, âm đạo, trực tràng, làm tắc mạch, nghẹt búi trĩ, có nguy cơ gây ung thư trực tràng.
– Dựa trên mức độ nặng, nhẹ và biểu hiện của bệnh, các bác sĩ đã chia các giai đoạn phát triển, gây hại của bệnh thành 4 cấp độ.
– Ngày nay, dù khoa học đã phát triển rất tiên tiến nhưng giới y khoa toàn cầu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành nhận định, có những yếu tố được coi như là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh như bị táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, tăng áp lực ổ bụng hoặc tĩnh mạch trĩ, biến chứng của u, bứu, ung thư vùng hậu môn trực tràng.
– Xét từ những yếu tố gây điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh, có thể thấy được những đối tượng sẽ có nguy cơ mắc trĩ cao như sau:
Những người bị thay đổi thể chất
Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, cơ thể con người sẽ có những chuyển đổi thể chất khác biệt. Trong đó, có những thay đổi tạo môi trường thuận lợi để bệnh trĩ phát sinh.
– Phụ nữ mang thai là đối tượng điển hình của nguy cơ mắc trĩ vì thay đổi thể chất cơ thể.
– Phụ nữ sau sinh do kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, dẫn đến bị lỵ, táo bón gây trĩ.
– Trong thời gian mang thai, tử cung của nữ giới nở rộng, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch khu vực hậu môn gây ra bệnh trĩ.
– Trong thời đại công nghiệp ngày nay, nhiều người có thói quen ăn uống thất thường thiếu chất xơ cũng khiến hệ tiêu hóa tạo ra áp lực lên tĩnh mạch trĩ.
Nhóm người lười và ít vận động
Cơ chế khiến phát sinh bệnh trĩ là tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, lượng máu đi tới đây ứ đọng, không thể lưu thông dẫn đến sưng phồng, giãn, vỡ, sa ra ngoài.
Hiện tượng này sẽ có nguy cơ xảy ra cao đối với những người thường ngồi hay khuân vác nhiều, lười hoặc ít có cơ hội vận động vì khiến tĩnh mạch trĩ phải chịu áp lực quá hạn từ ổ bụng.
==> Tổng quan bệnh trĩ và các kiến thức cần biết
Nhân viên văn phòng là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh trĩ phải phẫu thuật cao nhất
– Người làm việc khuân vác nặng như giao nhận vận tải, công nhân xây dựng.
– Người làm công việc phải đứng một chỗ lâu như công nhân vận hành máy móc cố định.
– Lười vận động, ít tập thể dục, thể thao.
– Nhân viên văn phòng, người già, trẻ em trong độ tuổi đi học, tài xế lái xe đường dài, công nhân may mặc, da giày.
– Khi đi đại tiện có thói quen ngồi bàn cầu lâu, thậm chí đem cả điện thoại hoặc báo theo đọc.
Theo các bác sĩ, trong nhóm này nhân viên văn phòng là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh trĩ phải phẫu thuật cao nhất.
==> Các phương pháp hay chữa trĩ hỗn hợp hiệu quả nhanh khỏi.
Nhóm người do ảnh hưởng từ những bệnh khác
Người có tiền sử mắc bệnh hoặc đang bị bệnh trong cơ thể cũng có nguy cơ bị trĩ bởi những biến chứng lây lan. Đặc biệt, các bệnh về tiêu hóa, trực tràng.
– Táo bón kinh niên.
– Bệnh lỵ.
– Biến chứng từ viêm loét ống dẫn hậu môn, miệng hậu môn.
– Do ung, bứu vùng tiểu khung (vùng bụng dưới và xương chậu).
– Ung thư trực tràng và vùng lân cận.
Ở cấp độ nhẹ, bệnh trĩ thường không gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống khiến người bệnh có tâm lý chủ quan. Do vậy, hầu hết bệnh nhân mắc trĩ thường đi khám, điều trị khá muộn, khi bệnh đã sang giai đoạn cấp độ nặng.
==> Các nguyên nhân bệnh trĩ ngoại là gì và những điều cần biết.