Bệnh trĩ hỗn hợp có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau, nhất là nhóm người già, phụ nữ mang thai, những người bị táo bón kinh niên, mắc hội chứng về đường ruột, chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc lười vận động cơ thể.
– Trĩ hỗn hợp là bệnh lý thuộc về hậu môn – trực tràng, với sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại nên mức độ nguy hiểm và phức tạp hơn rất nhiều.
– Búi trĩ này thường xuất hiện ở phía trên đường lược, bên trong hậu môn, phía cuối trực tràng và cả rìa bên ngoài của ống hậu môn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi các búi trĩ nội ở bên trong ống hậu môn bị sa xuống sẽ liên kết với các búi trĩ bên ngoài hậu môn và tạo thành trĩ hỗn hợp.
– Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là hiện tượng đau, ngứa ngáy trực tràng – hậu môn, đại tiện ra máu, dịch nhầy tràn ra niêm mạc trực tràng, sa trực tràng, xuất hiện dị vật hậu môn.
– Bệnh trĩ hỗn hợp nếu không được phát hiện và can thiệp ngoại khoa sớm sẽ tăng nguy cơ thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, nghẹt búi trĩ, hoại tử, thậm chí ung thư hậu môn – trực tràng.
– Các búi trĩ chủ yếu gặp ở những nhóm người như sau:
Bệnh trĩ hỗn hợp gặp ở phụ nữ mang thai
– Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ hoặc đang cho con bú, các tĩnh mạch ở khoang chậu bị đè ép nhiều hơn khiến máu bị ứ đọng lại ở trực tràng phía dưới, mạch máu nhanh chóng bị giãn cục bộ, có khi bị phình to.
– Lúc này, hàm lượng hormone nội tiết cũng có sự thay đổi và mất cân bằng nên các mạch máu ở trực tràng cũng có nguy bị bị co giãn quá mức và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.
– Đặc biệt, khi thai nhi phát triển ở các giai đoạn cuối, thai phụ thường khó khăn trong việc vận động hơn, hay đứng hoặc ngồi khiến các búi trĩ có cơ hội liên kết với nhau và ngày càng nặng hơn.
Bệnh trĩ hỗn hợp gặp ở người già
Chức năng sinh lý ở người già suy giảm nên nguy cơ mắc bệnh trĩ hỗn hợp sẽ cao hơn
– Với người cao tuổi, chức năng sinh lý bị suy giảm, vùng xương chậu có dấu hiệu ngày càng yếu đi, dịch bài tiết đường ruột cũng giảm nên sự di chuyển của phân trong đại tràng gặp khó khăn.
– Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng luôn cảm thấy ăn uống không ngon miệng, dễ bị chán ăn, ăn ít hơn hoặc phải kiêng khem khi sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nên các chất cặn bã ít hơn, phân không tạo được sự phản xa co bóp của đại tràng nên dễ bị táo bón hơn.
– Cơ thể người già lúc này cũng yếu hơn do mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp nên thường vận động ít hơn hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến viêm đại tràng mãn tính, ung thư đại tràng, tai biến mạch máu não,… khiến mạch máu kém lưu thông, nhất là máu ở tĩnh mạch hậu môn.
==> Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại là gì và những điều cần biết, Những biến chứng bệnh trĩ ngoại là gì ?
Bệnh trĩ hỗn hợp dễ gặp ở người lười vận động cơ thể
– Thống kê lâm sàng cho thấy, có đến 70% bệnh nhân mắc trĩ thường liên quan đến vấn đề ít vận động cơ thể, táo bón.
– Nhóm người làm văn phòng, lái xe, bảo vệ,… với tính chất công việc là ngồi nhiều, ngồi liên tục sẽ tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch hậu môn, lâu dần chúng sẽ phình to ra, khí huyết không được lưu thông và dần hình thành nên các búi trĩ.
– Đặc biệt, với những người bị béo phì, mức độ trọng lượng cơ thể dồn nén lên hậu môn sẽ cao hơn, các búi trĩ sẽ liên kết với nhau nhanh và nhiều hơn.
Bệnh trĩ hỗn hợp gặp ở người bị táo bón kinh niên
– Táo bón trong một thời gian dài là nguyên nhân chính khiến phân bị khô cứng, kèm theo hiện tượng máu lưu thông trong đường ruột gặp nhiều khó khăn.
– Mỗi khi đi đại tiện, người bệnh thường phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Hiện tượng này sẽ làm gia tăng các áp lực lên trực tràng và đoạn cuối của đường lược.
Nếu sự cọ sát diễn ra lâu ngày giữa phân và phần tiếp nối giữa trực tràng – hậu môn sẽ khiến phần này có nguy cơ phình to hơn sau mỗi lần đi đại tiện.
– Chính sự phình đại quá mức này là “thủ phạm” chính khiến các búi trĩ có cơ hội hình thành, chảy máu hậu môn, nứt kẽ hậu môn.
==> Ngứa hậu môn là biểu hiện của bệnh gì ? Triệu chứng nứt kẻ hậu môn là gì ?
Người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ hình thành các búi trĩ hỗn hợp.
– Nếu thường xuyên không bổ sung đầy đủ chất xơ, rau xanh và hoa quả tươi mỗi ngày; ăn quá nhiều đồ ăn ở dạng cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,… sẽ dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa hơn.
– Hoặc các trường hợp không cung cấp đủ lượng nước lọc cần thiết cho cơ thể, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ cũng rất dễ mắc bệnh.
Bệnh trĩ hỗn hợp gặp ở người bị hội chứng đường ruột
– Đây là bệnh lý liên quan đến rối loạn đại tràng, viêm nhiễm, thay đổi trong mô ruột. Trên thực tế, hội chứng đường ruột là một trong những nguyên nhân chính ra các hiện tượng tiêu chảy, táo bón.
– Khi đường ruột gặp vấn đề, người bệnh thường bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, phân chứa dịch nhầy. Nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây biến chứng thành bệnh trĩ hỗn hợp.
==> Tìm hiểu các tác hại của bệnh trĩ nội, tìm hiểu các phương pháp chữa bệnh trĩ nội hiệu quả hiện nay.