Home / Bệnh Phụ Khoa / Khí hư màu vàng và có mùi hôi là bệnh gì ?

Khí hư màu vàng và có mùi hôi là bệnh gì ?

Khí hư màu vàng kèm mùi hôi khó chịu tại vùng kín là một trong những dấu hiệu cảnh báo khí hư bất thường, nguy cơ mắc các bệnh về viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu hoặc ung thư cổ tử cung là rất lớn. 

– Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi đến độ tuổi dậy thì, tại âm đạo của bạn gái có tiết khí hư sinh lý hay còn gọi là huyết trắng với màu trắng trong, hơi dai, dính, không có màu, không mùi, số lượng vừa phải.

– Nếu đến giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, có kích thích tình dục, mang thai hoặc cho con bú, khí hư sinh lý sẽ tăng tiết nhiều hơn, điều này là bình thường, không có gì quá lo ngại.

khi-hu-mau-vang-kem-mui-hoi-la-benh-gi-1

Khí hư có màu vàng

Khí hư sinh lý có chức năng giữ môi trường âm đạo luôn được cân bằng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, nuôi dưỡng tinh trùng khi quá trình thụ thai xảy ra.

– Nếu vì một lý do nào đó khiến khí hư sinh lý chuyển thành khí hư bệnh lý, cụ thể là khí hư màu vàng kèm mùi hôi, có thể đây là dấu hiệu liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc các bệnh phụ khoa nguy hiểm, cụ thể như sau:

Bệnh viêm cổ tử cung

– Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, khi phụ nữ bị viêm cổ tử cung, khí hư tăng tiết một cách bất thường với màu trắng đục, vàng hoặc xám, giống như dạng mủ và có mùi hôi khó chịu.

– Viêm cổ tử cung có thể do các bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn, nhất là nhóm bệnh xã hội; dị ứng với hóa chất tẩy rửa âm đạo hoặc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến vi khuẩn, nấm men có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.

– Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, đau rát âm đạo, đau buốt mỗi khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới, vùng lưng và vùng chậu; đau rát khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo; thăm khám lâm sàng thấy cổ tử cung có dấu hiệu sưng tấy đỏ bất thường.

==> Nguyên nhân viêm cổ tử cung chủ yếu là gì và tác hại của bệnh

==> Những dấu hiệu bệnh viêm cổ tử cung nữ giới cần biết và lưu ý

Bệnh viêm âm đạo

– Vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng khi có các hành vi quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh cá nhân vùng kín kém sạch sẽ, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi,… là những nguyên nhân gây khiến âm hộ – âm đạo của các chị em phụ nữ bị viêm nhiễm.

– Khi âm đạo bị viêm nhiễm, dấu hiệu đặc trưng đầu tiên dễ nhận thấy nhất là khí hư ra nhiều, có mủ màu vàng.

– Nếu nấm Trichomonas là nguyên nhân gây bệnh, quan sát thấy khí hư có màu trắng sữa hoặc vàng, một số trường hợp khí hư ở dạng mủ, xốp, dịch âm đạo kèm theo máu.

– Nếu viêm âm đạo do nấm Candida, lúc này khí hư lại chuyển sang màu vàng như mủ hoặc trắng, khí hư ra nhiều, dày đặc hơn, nhất là khi giao hợp hoặc trong chu kỳ kinh.

– Nếu viêm nhiễm âm đạo do nhiễm khuẩn, lượng khí hư thường có độ mỏng đồng nhất, màu vàng.

– Bên cạnh đó, vùng kín có mùi hôi khó chịu do các chất thải  của vi khuẩn tiết ra. Trên thực tế, tùy từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có mức độ mùi tương ứng.

– Khi vùng kín có mùi hôi nặng, chứng tỏ tình trạng viêm đã lan rộng, cần được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc viêm nhiễm cơ quan lân cận.

Bệnh viêm vùng chậu

– Viêm vùng chậu là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở độ tuổi sinh sản với hai giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính.

– Khi vùng chậu bị viêm nhiễm, khí hư sinh lý sẽ chuyển thành dạng khí hư bệnh lý, tiết ra với số lượng nhiều, màu vàng, trắng đục hoặc xanh, đôi khi có kèm theo lẫn máu.

– Vì khí hư thay đổi cả về màu sắc lẫn số lượng nên vùng kín thường có mùi hôi rất khó chịu, gây ra cảm giác ngứa ngáy.

– Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau mỗi khi quan hệ tình dục, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, xuất huyết âm đạo, cơn đau lan nhanh xuống vùng bụng dưới, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

– Nếu không được phát hiện sớm, nguy cơ viêm nhiễm đến các cơ quan lân cận, sảy thai, sinh non, thai ngoài tử cung, thậm chí vô sinh – hiếm muộn là rất lớn.

Xem thêm nhiều tin tức sức khỏe mới để giúp chăm sóc sức khỏe đời sống cũng như bản thân và gia đình mình được tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!