Home / Bệnh Phụ Khoa / Hỏi bị chậm kinh 1 đến 2 tháng có ảnh hưởng gì không ?

Hỏi bị chậm kinh 1 đến 2 tháng có ảnh hưởng gì không ?

Hỏi: Chào bác sĩ, em năm nay 27 tuổi. Dạo trước chu kỳ kinh nguyệt của em rất đều đặn, nhưng không biết vì sao gần đây em bị chậm kinh khoảng 1 – 2 tháng.

Vậy tình trạng trên có gây ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ tư vấn sớm, vì hiện tại em đang rất lo lắng. Xin chân thành cảm ơn! (Thanh Trúc – Lâm Đồng)

Chào bạn,

Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên ở nữ giới từ lúc bước vào tuổi dậy thì, cho đến tuổi mãn kinh. Bình thường khoảng 1- 2 năm đầu lúc mới hành kinh và ở giai đoạn tiền mãn kinh thì kinh nguyệt nữ giới hay bị rối loạn do nội tiết tố thay đổi.

Thông thường, ở người trưởng thành một chu kỳ kinh bình thường sẽ giao động từ 28 – 32 ngày, số ngày hành kinh từ 3 – 5 ngày và lượng máu từ 40 – 80ml. Nhưng nếu chu kỳ kinh không xảy ra theo tiêu chí này sẽ được coi là rối loạn kinh nguyệt.

Tình trạng chậm kinh 1- 2 tháng là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Đây chính là lo lắng của rất nhiều chị em hiện nay.

Theo các chuyên gia, chậm kinh xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, trong đó nhiều nguyên nhân được xác định là có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở nữ giới.

Xem thêm: Những dấu hiệu kinh nguyệt không đều ở nữ giới là gì ?

Nguyên nhân gây chậm kinh

Tình trạng kinh đến chậm 1-2 thàng có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

– Chậm kinh 1 – 2 tháng là một trong những biểu hiện khi nữ giới đang mang thai. Nếu kèm theo buồn nôn, ốm nghén thì khả năng mang thai của bạn là rất cao. 

– Ngoài ra, việc chậm kinh có thể còn do căng thẳng nhiều. Bởi vì khi lo lắng kéo dài có thể làm cho vùng đồi dưới (cơ quan có vai trò chủ yếu trong việc điều hòa kinh nguyệt) hoạt động kém hiệu quả, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng chậm kinh 1 – 2 tháng.

cham-kinh-1-2-thang-co-gay-anh-huong-gi-khong-2

Lo lắng, căng thẳng cũng làm cho kinh nguyệt đến chậm

– Khi nội tiết tố ở cơ thể nữ giới bị suy giảm sẽ gây rối loạn kinh nguyệt làm chậm kinh 1 – 2 tháng, kèm theo thân nhiệt tăng, đổ mồ hôi về đêm, vùng kín ngứa ngáy và khô.

– Tuyến giáp là bộ phận rất quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình vận hành ở cơ thể. Khi tuyến giáp gặp phải những bất thường nào đó thì lúc này chu kỳ kinh nguyệt có thể bị chậm.

– Nữ giới mắc một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng,…cũng có khả năng làm chậm kinh 1 – 2 tháng.

– Ngoài ra, hiện tượng chậm kinh từ 1 – 2 tháng còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như: lao động quá sức, tác dụng phụ của thuốc tránh thai, giảm cân đột ngột,…

Đây là những nguyên nhân gây chậm kinh 1- 2 tháng. Sau đây chúng tôi sẽ trả lời thắc mắc của bạn là chậm kinh có gây ảnh hưởng gì không?

==> Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới có gây vô sinh không ? 

Các ảnh hưởng khi bị chậm kinh

Ảnh hưởng đến tâm lý 

Khi bị kinh đến chậm 1 – 2 tháng thì chị em thường tỏ ra lo lắng, căng thẳng, sợ mình bị bệnh gì. Chính vì điều này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý, từ đó khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

– Chậm kinh ở nữ giới xuất phát từ những nguyên nhân như: các bệnh phụ khoa, rối loạn nội tiết tố, hội chứng suy buồng trứng,…

– Những bệnh này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới, nếu không điều trị có thể dẫn tới vô sinh.

==> Kinh nguyệt không đều có gây vô sinh không ?
cham-kinh-1-2-thang-co-gay-anh-huong-gi-khong3

Kinh nguyệt chậm nếu kéo dài có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Ảnh hưởng đến sức khỏe 

Tình trạng chậm kinh mà do các bệnh phụ khoa thì sẽ có nguy cơ lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới. Nếu không điều trị kịp thời những bệnh này có thể dẫn tới ung thư tại các cơ quan sinh sản.

Chính bởi vì những ảnh hưởng nghiêm trọng trên ảnh hưởng sức khỏe phụ nữ, chuyên gia khuyên sử dụng thuốc gametix f, một trong biện pháp giúp cân bằng nội tiết tố nữ estrogen và điều hòa chu kì kinh nguyệt hiệu quả.

Trên đây là những tác hại khi nữ giới bị chậm kinh 1- 2 tháng. Chính vì vậy, điều cần thiết bây giờ là bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và kiểm tra, sau đó dựa vào nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị sao cho hợp lý nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!