Viêm bao tử do vi khuẩn HP có thể dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày. Do đó, việc hỗ trợ điều trị bằng thuốc Tây theo đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa và xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý là điều cần thiết nhất.
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là nguyên nhân chính gây nên các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, trong đó có viêm bao tử.
– Trên thực tế, môi trường của niêm mạc dạ dày có nồng độ chất acid cao và đa số vi khuẩn không thể phát triển được. Tuy nhiên, riêng vi khuẩn HP lại có khả năng tiết ra một loại chất để phân giải lượng chất nhờn bên trong dạ dày và nhanh chóng tạo ra phân tử có tác dụng trung hòa acid.
– Đây chính là cách giúp vi khuẩn HP có thể sinh sôi, phát triển tốt được bên trong chất nhờn của dạ dày hoặc màng lót dạ dày.
– Bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP có thể lây truyền dễ dàng qua đường nước bọt, ăn uống khi sử dụng đồ vệ sinh cá nhân, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm thức ăn cho con hoặc vi trùng theo phân lây sang người qua đường trung gian.
– Để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xét nghiệm cần thiết như nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, test thở.
– Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng và thể trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các phác đồ hỗ trợ điều trị viêm dạ dày tương ứng. Cụ thể như sau:
Điều trị bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP bằng thuốc Tây y
Điều trị bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP gồm nhiều nhóm thuốc Tây y khác nhau
Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, khi dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn HP tấn công, nghĩa là bệnh tình đã ở mức độ nặng, việc hỗ trợ điều trị bằng các phương thuốc Đông y không còn đạt hiệu quả cao, lúc này cần áp dụng các nhóm thuốc Tây dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra, vì vi khuẩn HP không dễ bị tiêu diệt do chúng có khả năng kháng thuốc cao, nhất là nhóm thuốc kháng sinh ở dạng đơn. Do đó, lúc này cần một công thức thuốc ở dạng đặc biệt, chứa nhiều nhóm khác nhau để loại bỏ được loại vi khuẩn gây bệnh này.
– Hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP cần sự kết hợp của nhóm thuốc có chức năng kháng lại hàm lượng acid trong niêm mạc dạ dày để nhanh chóng trung hòa lại yếu tố này trong dịch vị, đồng thời tái tạo lớp niêm mạc và giảm đi hoạt tính của nhóm Pepsine xuống.
– Nhóm thuốc có chức năng kháng H2, ức chế bơm proton để giảm tiết acid giúp mang lại hiệu quả chống lại các triệu chứng lâm sàng của bệnh như viêm loét, trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.
– Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp thêm nhóm thuốc tạo màng bọc nhằm kết dính với dịch dạ dày, bao quanh lại vị trí vết loét và toàn bộ niêm mạc dạ dày.
– Cuối cùng, không thể thiếu nhóm thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP – căn nguyên gây bệnh dạ dày để mang lại hiệu quả điều trị bệnh viêm dạ dày cao nhất, phòng tránh những biến chứng không đáng có về sau.
– Người bệnh cũng nên đặc biệt chú ý sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, uống đủ liều lượng, thời gian, không tự ý ngưng thuốc khi thấy hết đau.
– Khi đã trị liệu theo đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh cần phải tiến hành tái khám, thực hiện xét nghiệm cần thiết để xem vi khuẩn HP đã hết chưa. Nếu chưa hết, cần tiếp tục hỗ trợ điều trị.
Thực hiện việc ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng theo tháp dinh dưỡng là cách phòng tránh bệnh viêm dạ dày hiệu quả
Bên cạnh hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP như đã kể trên, người bệnh cũng nên đặc biệt chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý.
– Thực hiện ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn quá no hoặc quá đói.
– Nếu người mẹ bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP thì không nên nhai, mớm thức ăn cho con, không hôn bé trực tiếp.
– Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng để tránh nguy cơ lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
– Không ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhóm chất kích thích có hại cho niêm mạc dạ dày như bia, rượu, thuốc lá,…
– Chú ý chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể căng thẳng, lo âu kéo dài.
– Đến ngay các đơn vị y tế chuyên khoa uy tín nhất khi thấy các triệu chứng đáng nghi ngờ của bệnh để được tư vấn, thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.