Bệnh giang mai
Giang mai là một trong những bệnh xã hội có từ rất lâu đời, do xoắn khuẩn giang mai Pallidum gây ra. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
– Là một bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn, giang mai thường xuất hiện nhiều vết loét ở bộ phận sinh dục, miệng và hậu môn, có thể lây lan ra khắp cơ thể.
– Bệnh giang mai thường lây lan qua những con đường như: quan hệ tình dục không an toàn, mẹ truyền sang con, tiếp xúc qua vết trầy xước, dùng chung bơm kim tiêm, nhận máu của người có bệnh.
==> Bệnh lậu ở miệng là gì và Bệnh lậu mãn tính nguy hiểm như thế nào ?
NHỮNG DẤU HIỆU THƯỜNG THẤY CỦA BỆNH GIANG MAI
Theo các bác sĩ cho biết, bệnh giang mai nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ chung sống với bệnh cả đời.
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh giang mai, người bệnh nên biết để tìm phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời:
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 1
– Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 3 – 6 tuần, dấu hiệu thường thấy của bệnh giang mai đó là bắt đầu bộc phát, đây được đánh giá là giai đoạn rầm rộ nhất của bệnh.
– Những tổn thương của bệnh thường có hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ hoặc hồng.
– Thường nổi lên cao trên bề mặt da, nền cứng, không đau, cũng không ngứa hoặc viêm loét, không chảy máu và tự biến mất sau 1 – 2 tháng hoặc “săng” khổng lồ.
– Ở nam giới, bệnh thường trú ngụ ở quy đầu, rãnh quy đầu, miệng sáo, ở bìu, vùng quanh xương mu, trực tràng, hậu môn,…
– Ở phụ nữ, các “săng” thường xuất hiện ở cổ tử cung, thành âm đạo, môi lớn, môi bé, ở âm vật, ngực,…
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2
– Sau khi kết thúc giai đoạn 1 từ 4 – 10 tuần, những triệu chứng của bệnh giang mai sẽ xuất hiện trở lại và được gọi là “đào ban”.
– Đó là những tổn thương có màu đỏ hoặc hồng nhạt như hoa đào.
– Thường tập trung ở ngực, lưng, chân tay, mặt,… giống như bị phát ban hoặc dị ứng.
– Các tổn thương này cũng không bị loét, đóng vảy, chảy mủ,… và sẽ tự biến mất sau 1 – 3 tuần.
– Tuy nhiên, ở những người bị nghiện rượu hoặc mắc chứng tiểu đường, các tổn thương này dễ bị viêm loét, chảy mủ, khi lành sẽ để lại sẹo sâu.
– Ngoài ra còn có những triệu chứng khác của bệnh như sốt, nhức đầu vào ban đêm, khàn tiếng, đau xương khớp,…
Đau nhức xương khớp – biểu hiện của giang mai
==> Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới là gì ?
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 3
– Giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn tiềm ẩn.
– Ở giai đoạn này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh không có những dấu hiệu lâm sàng nào nhưng vẫn lây nhiễm cho người khác.
– Giai đoạn này thường có thể kéo dài qua nhiều năm hoặc suốt đời mà không có triệu chứng gì.
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 4
– Giai đoạn này thường bộc phát từ 3 – 15 năm.
– Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào những biến chứng của bệnh mà sẽ chia giai đoạn này thì 3 hình thức phát triển:
+ Giang mai thần kinh (6.5%): Thường xảy ra từ 4 – 25 năm từ khi mắc bệnh. Cơ thể trở nên suy nhược, trầm cảm, rối loạn ý thức, có thể bị động kinh, đột quỵ, ảo giác,…
+ Giang mai tim mạch (10%): Sau 10 – 30 năm nhiễm bệnh, gười bệnh sẽ gặp những triệu chứng như, phình mạch, xuất hiện dưới da, trụy tim, hở van tim, nghe tiếng thở nặng,…
+ Củ gôm giang mai (15%): Sau 15 năm mắc bệnh, thường xuất hiện ở da, niêm mạc, cơ bắp, mắt, khớp, hệ tiêu hóa, gan và nội tiết. Những tổn thương này không đối xứng, nổi cao, trơ, tròn, không đau hoặc viêm loét.
Bệnh giang mai nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời thì ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh, có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS rất cao:
– Rối loạn chức năng co thắt, rối loạn đường tiểu, có thể gây mù lòa, viêm khớp, gãy xương, tàn tật, viêm màng não,… thậm chí là tử vong.
– Nam giới mắc bệnh giang mai không được hỗ trợ điều trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, liệt dương, tàn phế.
– Ở nữ giới, bệnh giang mai ảnh hưởng đến sức khỏe khi mang thai, tác động xấu đến thai nhi, sinh non, sảy thai, chết lưu, thai dị tật,…
Thai phụ mắc giang mai dễ bị sảy thai, sinh non, chết lưu,…
– Hiện nay, với những trường hợp mắc bệnh giang mai, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp cân bằng miễn dịch để tiêu diệt xoắn khuẩn, kết hợp với gen sinh vật để điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh.
– Phương pháp này cũng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch để vùng tổn thương mau lành hơn và tạo sức đề kháng lâu dài cho người bệnh.
Với những thông tin nhận biết dấu hiệu bệnh giang mai chúng tôi đã nêu trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu.
==> Triệu chứng sùi mào gà ở nam và nữ giới, chi phí chữa sùi mào gà bao nhiêu tiền tại tphcm ?