Hiện nay, để hỗ trợ chữa trị tổ đỉa, y học áp dụng 2 phương pháp Tây y và Đông y hoặc kết hợp cả 2 để chấm dứt các triệu chứng mụn nước, ngứa ngáy của bệnh, mang đến cho bạn một làn da khỏe khoắn, mịn màng như ngày xưa.
– Bệnh tổ đỉa là một thể của bệnh chàm Eczema với những tổn thương là mụn nước hoặc các nốt phồng rộp mọc dưới da, thường mọc ở rìa ngón tay, lòng bàn tay và bàn chân.
Tổ đỉa thường xảy ra ở rìa ngón tay, lòng bàn tay với những mụn nước dưới da
– Bệnh thường xảy ra bởi những nguyên nhân chủ yếu như sau:
+ Hóa chất: Việc tiếp xúc với các hóa chất trong sinh hoạt, nghề nghiệp như là xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, bột giặt, chất tẩy rửa, xi măng, vôi,… thường xuyên và khiến da bị tổn thương, dễ mắc bệnh tổ đỉa.
+ Bị vi nấm hoặc nấm kẽ chân xâm nhập cũng có thể dẫn đến bệnh.
+ Ở một số người, hệ thần kinh giao cảm bị rối loạn gây tăng tiết mồ hôi, đặc biệt ở lòng bàn tay, lòng bàn chân cũng tạo điều kiện để tổ đỉa phát triển.
+ Bên cạnh đó, khói thuốc, lông vật nuôi, bùn chất, bụi bẩn, thức ăn, nhiễm trùng da cũng khiến bệnh xảy ra.
Phương pháp điều trị tổ đỉa theo Đông y
– Đối với Đông y, thầy thuốc sẽ bắt mạch, khám triệu chứng để đưa ra bài thuốc hỗ trợ hiệu quả và phù hợp với cơ địa của người bệnh.
– Ở những trường hợp nặng, bạn nên kết hợp giữa Đông Tây y để hạn chế các tác dụng phụ và giúp phát huy các thế mạnh của thuốc.
– Bài thuốc Đông y sẽ kết hợp các vị thuốc quý trong dân gian để giảm ngứa, sạch mụn nước, khôi phục làn da khỏe mạnh như thuở ban đầu bằng cách kết hợp tắm – ngâm – uống và bôi.
– Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng Đông y người bệnh cần có sự kiên trì để thuốc phát huy tác dụng một cách triệt để.
Với những phương pháp hỗ trợ chữa bệnh tổ đỉa như trên, hy vọng các bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn và tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để lấy lại sự tư tin cùng với làn da khỏe khoắn, mịn màng.
Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa bằng Tây y
Bệnh tổ đĩa có thể được hỗ trợ điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm hiệu quả
– Trong Tây y, trước khi chữa tổ đỉa, người bệnh sẽ được thăm khám triệu chứng cũng như xác định nguyên nhân gây nên các triệu chứng.
– Sau đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn thuốc bao gồm kháng viêm, kháng sinh.
– Đối với kháng viêm, đây là loại thuốc thường được áp dụng rộng rãi và phổ biến cho các trường hợp tổ đỉa. Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng viêm có thể khiến da của người bệnh bị mỏng đi, tăng nguy cơ làm vỡ mụn nước và bị nhiễm trùng. Do đó, nên tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được chỉ định dùng thuốc có thành phần kali để các mụn nước mau khô và loại bỏ tụ cầu khuẩn ở bề mặt da. Bạn nên chú ý pha đúng liều lượng để ránh là bỏng da.
– Ngoài ra, người bệnh cần dùng thêm thuốc kháng sinh để hạn chế viêm nhiễm, làm mụn nước se lại, hết ngứa.