Trĩ ngoại – bệnh lý về hậu môn trực tràng, gồm 4 dạng chủ yếu là trĩ ngoại do tắc mạch máu, trĩ ngoại do phình gập tĩnh mạch, trĩ ngoại do chứng viêm nhiễm và trĩ ngoại do tổ chức kết đế.
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, trĩ ngoại là bệnh lý được hình thành khi hệ thống tĩnh mạch hậu môn phải chịu một áp lực lớn và co giãn quá mức khiến chức năng đàn hồi bị mất đi và hình thành nên các nếp gấp.
– Thăm khám lâm sàng thấy các búi trĩ xuất hiện nhiều phía dưới rìa hậu môn và đường lược; chúng sẽ sưng tấy, phồng to hơn sau mỗi lần đi đại tiện hoặc vận động quá mạnh khiến người bệnh phải đối diện với các cơn đau nhức, chảy máu, ẩm ướt, ngứa ngáy hậu môn.
Vị trí xuất hiện của các búi trĩ ngoại
– Trĩ ngoại dù ở dạng nào nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời cũng có thể khiến người bệnh phải đối diện với nguy cơ nghẹt búi trĩ, tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu, ung thư hậu môn – trực tràng.
==> Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại cấp độ 2
Trĩ ngoại do tĩnh mạch phình gập
– Trĩ ngoại phình gập thường liên quan trực tiếp đến tĩnh mạch ở phía dưới đường lược có dấu hiệu bị phình gập ở dạng gấp khúc; quan sát thấy phần rìa hậu môn hình thành nên những viền bướu tròn hoặc bầu dục.
– Nếu các búi trĩ trong trạng thái phù nề, chúng sẽ nhanh chóng tăng lên về kích thước, trong búi trĩ lúc này xuất hiện nguy cơ tắc mạch máu và tổ chức kết đế.
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, tất cả các nguyên nhân gây bệnh trĩ đều có thể là những yếu tố nguy cơ dẫn đến trĩ ngoại phình gập tĩnh mạch. Triệu chứng lâm sàng của bệnh phát triển tương đối chậm, chủ yếu là đại tiện khó khăn, đau đớn, vướng víu, khó chịu tại hậu môn; mặt ngoài của trĩ sa nghẹt màu xám, mặt trong niêm mạc là màu nâu đỏ kèm theo phù nề.
– Trong trường hợp không được phát hiện và can thiệp ngoại khoa sớm, các búi tĩnh mạch có thể sa hẳn ra ngoài làm cản trở trực tiếp đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày, máu chảy nhiều hơn nên dễ bị viêm nhiễm, hoại tử hậu môn.
Trĩ ngoại do viêm, nhiễm khuẩn
Trĩ ngoại dạng viêm nhiễm khiến người bệnh luôn trong cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại hậu môn
– Viêm khe, viêm nhú trên đường lược là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến dạng trĩ ngoại nhiễm khuẩn này.
– Dấu hiệu đặc trưng nhất của trĩ ngoại do viêm nhiễm là cảm giác ngứa ngáy, nóng rát tại hậu môn, nội soi hậu môn thấy các u nhú phù nề, sưng tấy đỏ, màu trắng; các khe nằm giữa búi trĩ bị viêm loét ở dạng nông, màu đỏ.
– Thăm khám lâm sàng khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu vì cơ vòng trong trạng thái giãn nở kém, thít chặt.
– Trên thực tế, trĩ ngoại ở dạng này cũng rất dễ bị bội nhiễm, vì hậu môn tương đối nhạy cảm, có nhiều vi khuẩn có hại trú ngụ. Do đó, nếu búi trĩ dạng này sa ra ngoài lâu và chảy máu nhiều, liên tục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và lây lan đến các cơ quan khác của cơ thể.
Trĩ ngoại do tổ chức kết đế
– Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, trĩ ngoại dạng này chủ yếu liên quan đến hệ thống rãnh nhăn ở rìa hậu môn bị phình to ra khiến các mô kết đế bị tăng sinh. Một phần không nhỏ do biến chứng của trĩ ngoại phình gập.
– Tại rìa hậu môn có thể thấy những mảnh da ở dạng đơn phát; vòng trong của các búi trĩ sa xuống và lòi ra.
– Đa phần các trường hợp mắc trĩ ngoại do tổ chức kết đế đều có sự xuất hiện của các búi trĩ màu vàng, u nhú phì đại và xơ cứng tại các mô xung quanh hậu môn.
Trĩ ngoại do tắc mạch máu
– Bệnh trĩ ngoại do tắc mạch máu hay còn gọi là trĩ ngoại tắc mạch là hiện tượng tĩnh mạch trên các búi trĩ bị tắc hoặc vỡ và gây ra hiện tượng chảy máu. Đây là một trong những dạng thường gặp nhất của trĩ ngoại.
– Lúc này, tại mạch máu chứa đầy những cục máu, dưới da phần cửa hậu môn hình thành nên những cục trĩ nhỏ hình ô van, người bệnh luôn cảm thấy đau tức, khó chịu, giống như có dị vật ở hậu môn.
– Dạng trĩ này xuất hiện nhiều có thể do ảnh hưởng trực tiếp của việc rặn đi ngoài, táo bón lâu, làm việc quá nặng nhọc, hậu sản,… khiến áp lực chèn ép lên khu vực hậu môn tăng cao, từ đó dẫn đến nguy cơ sung huyết và tắc mạch trĩ.
– Khi được tiến hành rạch lấy cục máu đông ra thì người bệnh cảm thấy dễ chịu, nhưng nếu không được can thiệp ngoại khoa sớm, dạng trĩ này có thể dẫn đến nguy cơ hình thành mủ, chảy máu, hoại tử.
Trong trường hợp phát viêm nhiễm liên tục sẽ tạo thành các tổ chức kết đến tăng sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Bệnh trĩ ngoại không quá khó để nhận biết, nhưng nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp tiên tiến như PPH, HCPT, nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng ở giai đoạn cuối là rất cao.