Với các trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày ở giai đoạn mãn tính và không được can thiệp ngoại khoa bằng các phác đồ hiện đại, nguy cơ dẫn đến ung thư, đe dọa tính mạng người bệnh là rất lớn.
– Trong hệ tiêu hóa, dạ dày giữ vai trò quan trọng, nhất là dự trữ thức ăn để tiêu hóa và nghiền nhuyễn, tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn được hấp thụ ở ruột non.
– Viêm loét dạ dày – một dạng của viêm bao tử tương đối phổ biến hiện nay, đứng đầu trong nhóm bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa và có xu hướng ngày càng gia tăng.
– Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày chủ yếu do nhiễm vi khuẩn HP, lạm dụng nhóm chất kích thích có hại cho niêm mạc dạ dày, thuốc tây, thói quen ăn uống thất thường, ăn quá no hoặc quá đói,…
– Người bệnh có thể nhận biết viêm loét dạ dày qua cảm giác đau âm ỉ vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, ăn không ngon miệng, nôn, buồn nôn, đại tiện ra máu.
Viêm loét dạ dày dẫn đến nguy cơ ung thư như thế nào?
Viêm loét dạ dày ở giai đoạn mãn tính có thể dẫn đến nguy cơ ung thư
– Thống kê lâm sàng cho thấy, khoảng 10% dân số nước ta mắc bệnh viêm loét dạ dày, chiếm 16% trong tổng số các ca phẫu thuật 1 năm. Khoảng 50% các trường hợp bị viêm loét dạ dày bị các cơn đau hành hạ và buộc phải tiến hành hỗ trợ điều trị.
– Trong đợt tiến triển có thể gây ra những biến chứng khôn lường như thủng dạ dày, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày. Nếu thủng dạ dày mà không được cấp cứu ngoại khoa kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ viêm phúc mạc, gây sốc và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP thì nguy cơ bị ung thư dạ dày sẽ tăng lên 2 – 6 lần. Hơn nữa, triệu chứng lâm sàng của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày rất khó phân biệt qua các triệu chứng lâm sàng, chỉ đến khi nội soi và lấy mẫu tế bào sinh thiết mới có kết luận chính xác nhất.
– Bệnh nhân bị ung thư do biến chứng từ viêm loét dạ dày thường đau dữ dội vùng thượng vị, sau đó lan ra vùng lưng, cơn đau có tính chu kỳ và dễ tái phát kèm theo ợ hơi, ợ chua, giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Có đến 20% các trường hợp bị viêm loét dạ dày không có dấu hiệu nhất định, chỉ khi vào viện do xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra.
Phòng tránh nguy cơ ung thư từ bệnh viêm loét dạ dày
Bài thuốc Đông Tây y kết hợp giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
– Khoảng 60 – 90% các trường hợp bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP tấn công làm tổn thương đến hệ thống niêm mạc, từ đó gây ra hiện tượng viêm loét, thay đổi các tế bào lót dạ dày. Theo thời gian, tế bào này bị suy giảm chức năng vốn có và có thể phát triển thành các tế bào ung thư dạ dày.
– Do đó, hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày là một trong những phương án an toàn, hiệu quả hiện nay. Phác đồ này cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau khi tiến hành thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết.
– Hiện nay, các bài thuốc Đông Tây y kết hợp có tác dụng chính là làm lành vết loét, hạn chế tình trạng acid tiết dịch để tránh gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
– Không ít các nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc lá không chỉ là “thủ phạm” chính gây ung thư phổi mà còn có thể mắc ung thư dạ dày. Vì vậy, ngưng hút thuốc cũng giảm được tỷ lệ mắc bệnh theo thời gian.
– Với các trường hợp bị viêm loét dạ dày cần đặc biệt chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, bổ sung nhiều hơn các loại rau xanh, hoa quả tươi chứa nhóm Vitamin C và beta carotene, uống nhiều nước để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, phòng chống nguy cơ ung thư.
– Xây dựng thời gian sinh hoạt, ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa, ăn quá no hoặc quá đói, vận động cơ thể quá mạnh sau khi ăn xong.
Trước những biến chứng khôn lường của bệnh viêm loét dạ dày, việc nhận biết triệu chứng lâm sàng và xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị sớm nhất là điều cần thiết nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người mắc được tốt nhất.