Home / Bệnh Xã Hội / Bệnh Giang Mai / Bệnh giang mai là gì và những điều cần biết

Bệnh giang mai là gì và những điều cần biết

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, chủ yếu lây qua đường tình dục. Nếu không phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời có thể  gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe và là gánh nặng cho sự phát triển của xã hội.

Triệu chứng của bệnh giang mai

Thông thường triệu chứng bệnh được chia ra nhiều giai đoạn và có thể kéo dài hàng chục năm. Sau đây là những triệu chứng tiêu biểu của bệnh:

Giai đoạn đầu

– Sau khi nhiễm bệnh từ 1 – 3 tuần, người bệnh sẽ thấy tại vùng sinh dục xuất hiện những vết trợt, hình tròn, hơi cứng, không sâu, màu da ửng đỏ, không có mủ. không làm ngứa, đau đớn.

– Phần lớn người bệnh xuất hiện hạch nổi ở bẹn gây sưng đỏ, nam giới sẽ biểu hiện bệnh ở dương vật  như: bao quy đầu, rãnh dương vật.

– Ở nữ giới sẽ biểu hiện ở âm đạo, âm vật hoặc phía trong cổ tử cung, có một số xuất hiện ở miệng và hậu môn.

– Bệnh xuất hiện những nốt có đường kính nhỏ lan dần ra với những vết loét sâu và to hơn. Các virus gây bệnh bắt đầu ẩn vào trong tế bào máu, sau đó di chuyển đến các cơ quan khác sau khoảng 3 – 6 tuần mắc bệnh.

Giai đoạn hai

– Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như: cảm cúm, sốt, phát ban màu hồng hoặc tím, dưới háng hoặc bẹn nổi hạch, những nốt ban tự mọc rồi nhạt màu dần, sau đó lặn đi.

– Tuy vậy, điều đó không có nghĩa bệnh đã khỏi, đây chỉ là bước chuyển sang những thời kỳ khi virus ăn sâu vào các khớp xương và niêm mạc da.

Giai đoạn ba

– Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh giang mai giai đoạn này rất khó phát hiện và các săng chuyển sang thời kỳ kín.

– Bệnh có thể kéo dài suốt nhiều năm mà không có những triệu chứng lâm sàng nào khiến người bệnh rất khó phát hiện.

Các nguy hiểm của bệnh giang mai

Đối với nữ giới

– Ở nữ giới khi mắc bệnh sẽ làm tổn hại đến sức khỏe bản thân. Với trường hợp thai phụ mắc giang mai có dễ lây truyền sang cho thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-giang-mai-2-3

Thai nhi rất dễ bị lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ

– Khi các săng giang mai tác động sâu vào mạch máu có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tắc nghẽn và u xơ động mạch chủ.

– Giai đoạn nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây đần độn, lao tủy, suy giảm thần kinh thị giác, có nguy cơ mù lòa và còn có thể mắc nhiều bệnh cùng lúc nếu không kịp thời hỗ trợ điều trị đúng cách.

– Bệnh nhân ở giai đoạn cuối không hỗ trợ điều trị không đúng, sẽ chuyển thành độc tính làm bệnh nhân không cử động, đi lại được, lâu dẫn dẫn đến tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Đối với nam giới

– Khoảng 90% người bệnh nhanh chóng xuất hiện biểu hiện đau nhức ở chi dưới, đau từ mặt xuống tận chân, cảm giác đau như bị dao cắt, như bị giật mạnh hay bị đốt,… cơn đau xuất hiện rất ngẫu nhiên.

 Xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào khu thần kinh trung ương, gây teo dây thần kinh thị lực và có thể dẫn đến mù lòa, gây tê liệt cho người bệnh.

– Xoắn khuẩn một khi đã xâm nhập vào hệ thống mạch máu sẽ gây viêm động mạch, u động mạch chủ, tắc động mạch.

– Làm cho người bệnh bị suy giảm các cơ quan và chức năng trong cơ thể, phá hoại hệ xương khớp từ đó dẫn đến tàn tật hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

 Thường hay gặp ở vấn đề dạ dày, với triệu chứng là những cơn đau đột ngột ở phần bụng trên, có thể lan đến ngực, lồng ngực, làm người bệnh có cảm giác co thắt, buồn nôn, ói mửa.

==> Những dấu hiệu dễ nhận biết bệnh lậu ở nam và nữ giới. Thời gian phát bệnh lậu cho người mới bị là bao lâu ?

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Quan hệ tình dục không an toàn

– Đây là con đường lây nhiễm chủ yếu chiếm hơn 95%. Khoảng trong 1 năm bị lây nhiễm giang mai mà không hỗ trợ điều trị thì mức độ lây nhiễm rất lớn.

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-giang-mai-1-2

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây nên bệnh giang mai

– Thời gian này ở bề mặt da hoặc niêm mạc bị tổn thương sẽ có một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai, nên rất dễ lây nhiễm cho đối phương qua quan hệ tình dục. Bệnh nếu để càng lâu thì tính lây truyền càng giảm.

Lây truyền từ mẹ sang con

– Nếu thai phụ mang thai mà mắc bệnh giang mai thì xoắn khuẩn có thể thông qua nhau thai và tĩnh mạch rốn đi vào lây truyền cho thai nhi.

– Bình thường bệnh sẽ lây truyền từ mẹ sang con sau tháng thứ 4 của thai kỳ, ngoài ra còn gây viêm tử cung cho thai phụ.

Những lây nhiễm khác

– Ngoài những con đường lây nhiễm trên, bệnh xã hội này còn có thể lây qua những tiếp xúc như: hôn môi, nước bọt, tinh dịch, sữa của người bệnh cũng có khả năng lây truyền nhất định

– Các vật dụng hàng ngày như: dụng cụ ăn uống, khăn tắm, bàn chải, dao lam, bồn tắm…có chứa xoắn khuẩn giang mai, khi tiếp xúc sẽ lây truyền cho người khác.

==> Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới là gì ? Những biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn II cần biết

Điều trị bệnh giang mai như thế nào ?

Diệt khuẩn

– Giai đoạn này chủ yếu là dùng thuốc tác động trực tiếp lên vùng bị nhiễm bệnh. Áp dụng cho bệnh ở giai đoạn đầu, nhằm làm ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn.

– Tuy vậy nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì đây không phải là phương pháp mang lại hiệu quả cao.

Xét nghiệm

Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị y tế hiện đại để xét nghiệm, từ đó căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể của từng trường hợp bệnh nhân để có cách hỗ trợ chữa trị tốt nhất.

Khống chế xoắn khuẩn

Việc hỗ trợ điều trị này sẽ khống chế xoắn khuẩn giang mai, bằng cách phá hủy cấu trúc gene, làm cho vi khuẩn không thể tái sinh, ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

Điều quan trọng nhất là người bệnh phải phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, có như vậy mới rút ngắn được thời gian hỗ trợ điều trị, cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!